Trong xu thế bê tông hóa ngày một nhiều, những hình ảnh hiếm thấy của một làng quê ngay tại Hà Nội với cây đa cổ thụ tới 500 tuổi khiến nhiều người bâng khuâng.
Báu vật tâm linh
Hiếm thấy ở làng quê nào còn giữ được một cây đa lớn cả về kích thước lẫn tuổi đời vài trăm năm như ở Thạch Thất. Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 40km nhưng khi bước chân đến đầu làng, người lạ nhìn thấy cây đa chín gốc của làng nằm trước đình, ngay cạnh bến sông Tích Giang, lòng không khỏi bâng khuâng.
Với 500 tuổi đời có lẻ, tán rộng đến vài trăm mét, có tới 9 gốc đa mấy người ôm không xuể, chừng đó đã đủ để gọi tên “cụ đa” cổ kính ở đình Yên Lạc này một cách đầy ngưỡng mộ.
Với người làng, cây đa như một bộ phận không thể tách rời, là nơi trú mát của bao nhiêu thế hệ, từ những cụ già gần trăm tuổi, xưa kia còn chơi trò con nít dưới gốc đa, giờ đã bạc phơ râu tóc, đến những nam thanh nữ tú lấy gốc đa làm nơi hò hẹn… Cây đa với tuổi đời dài đến vài chục thế hệ chứng kiến biết bao vui buồn của người dân nơi đây, cũng như những thăng trầm, biến thiên của lịch sử…
Dân làng cho biết cây đa cổ 9 gốc này được trồng từ khi làm Đình Yên Lạc vào năm Hồng Đức nguyên niên (1469) bên bờ tả của dòng Tích Giang đoan chảy qua làng, đến nay ước cỡ 500 năm tuổi. Trải qua năm tháng, cây phát triển, rễ đa rủ xuống đất tạo nên 9 gốc to nhỏ, uốn lượn liên kết với nhau, vươn cao, làm nên tán cây rộng lớn, che mát cả một khoảng đất rộng trước sân đình…
Cây đa cổ được xem là báu vật l̼i̼n̼h̼ ̼t̼h̼i̼ê̼n̼g̼ mà ông cha đi trước đã ban tặng để bảo vệ dân làng khỏi thiên t̼a̼i̼, đ̼ị̼c̼h̼ ̼h̼ọ̼a̼, mang tới cuộc sống ấm no, đủ đầy. Quần thể “Cây đa – Bến nước – Sân đình” nơi đây, biểu tượng văn hóa đáng tự hào của làng, đã được công nhận là Cụm di sản văn hóa cấp Quốc gia.
Vài tỉ đồng không bán
Trong làng quy ước là tất cả mọi người từ già trẻ lớn bé, đều phải chung tay giữ gìn bảo vệ “báu vật t̼â̼m̼ ̼l̼i̼n̼h̼”. “Vài năm trước có người đến hỏi mua cây với giá hàng tỉ đồng nhưng chúng tôi nhất quyết không bán” – cụ Nguyễn Thị Bé (82 tuổi – người dân trong làng) chia sẻ.
Nơi đây lưu truyền lại nhiều huyền thoại kỳ bí nơi gốc đa, bến nước… Dưới gốc đa chính, người dân đã lập cây hương. Các gia đình trong làng có việc trọng đại đều ra đây dâng lễ, c̼ầ̼̼u̼ ̼k̼h̼ấ̼̼n̼. Bên cạnh đó, có bảng ghi lai lịch của cây đa cùng lời nhắc nhở người dân bảo vệ, giữ gìn cây đa cổ thụ quý.
Ngay cạnh gốc đa là đình làng Yên Lạc đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, nơi thờ 3 vị Thành hoàng là Trung Công, Hoằng Công và Dũng Công, 3 vị t̼ư̼ớ̼n̼g̼ đã p̼h̼ò̼ giúp vua Hùng đời thứ 18 c̼h̼ố̼n̼g̼ ̼g̼i̼ặ̼c̼ ̼n̼g̼o̼ạ̼i̼ ̼x̼â̼m̼, bảo vệ bờ cõi Văn Lang và là những người đã có công gây dựng làng. Người dân nơi đây đã gìn giữ ngôi đình làng, gốc đa cổ thụ 9 nhánh gần 550 tuổi cùng bến nước và tin rằng, đây là mảnh đất lành, đất t̼h̼i̼ê̼n̼g̼ để nâng niu và gìn giữ những tinh hoa văn hoá của ngôi làng cổ kính.
Cuối tuần, những người dân ở đô thị nhộn nhịp muốn chạy trốn xô bồ, trốn phố về quê thường chạy xe về đây, nghỉ ngơi tham quan cây đa, giếng nước, sân đình, uống một chèn chè xanh rồi thong thả đếm thời gian trôi…
Theo: baothudo.xyz