Subscribe Us

header ads

Khám phá nét đẹp đằng sau cái tên “Hà Nội 36 phố phường”

 

Nhắc đến Hà Nội không ai không biết đến cái tên đặc trưng “Hà Nội 36 phố phường” – nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa cùng niềm tự hào của người dân thủ đô nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.

Sự xuất hiện của 36 phố phường bắt đầu từ thời Lý – Trần, khi khu dân cư sinh hoạt buôn bán này bắt đầu hình thành, dân cư từ khắp các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập lại và trở thành khu vực sầm uất nhất kinh thành thời ấy.

Ảnh:@hanoi24.7

Ảnh: @hanoi24.7

Với điểm đặc biệt là nơi đây còn tập trung khá nhiều hoạt động tiểu thương cùng tiểu thủ công nghiệp, từ đó hình thành nên cái tên “Hàng”, cách gọi ám chỉ những phố nghề đặc trưng, mang đậm nét truyền thống.

Ảnh:@hanoi24.7

Ảnh: @hanoi24.7

Quy mô

hà nội9Về mặt diện tích, theo quy định của Bộ Xây dựng, phạm vi chính thức của khu phố cổ Hà Nội được xác định như sau: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; ở phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; còn phía Đông là đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.

Tên gọi

Tất cả các con phố trong “Hà Nội 36 phố phường” đều bắt đầu bằng tên “Hàng”. Tiếp đó là những tên gọi được đặt khá đặc trưng theo các mặt hàng chủ yếu bày bán hay tên gọi của một số nghề truyền thống như Hàng Thiếc, Hàng Bạc, Hàng Mã…

Ảnh: vnexpress

Phố Hàng Thiếc. Ảnh: vnexpress

Ảnh: tapchicongthuong

Phố Hàng Mã. Ảnh: tapchicongthuong

Hà Nội 36 phố phường” đã đi vào tiềm thức với những cái tên quen thuộc từ những cái tên như Hàng Mắm, Hàng Nón, Hàng Đường, Hàng Muối… đại diện cho mặt hàng chủ yếu được các tiểu thương nơi đây trao đổi buôn bán. Mặc dù là thành phố cùng những nhộn nhịp xa hoa nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống, những nét đẹp trong văn hóa xưa nay. Mỗi một con phố đặc trưng cho một làng nghề, một nét đẹp văn hóa thu nhỏ giữa lòng thủ đô khiến ai nấy khi đặt chân đến đây cũng đều phải bất ngờ vì vẻ đẹp và sự hiện đại ngày càng phát triển của 36 phố phường.

Kiến trúc

Kiến trúc độc đáo, đậm chất cổ kính. Ảnh: @phuong numb2192.

Kiến trúc độc đáo, đậm chất cổ kính. Ảnh: @phuong numb2192.

36 phố phường Hà Nội mang nét đẹp rất riêng rất cổ với lối cấu trúc nhà ống, mái ngói nghiêng cùng mặt tiền là các cửa hiệu chuyên để kinh doanh buôn bán, được xây dựng chủ yếu từ những ngày ở thế kỉ 18, 19. Đến đây, bạn như được lạc vào một không gian ấm cúng, nơi có những ngôi nhà mọc san sát nhau, những món đồ độc đáo bán ở vỉa hè, tiếng rao hàng, tiếng còi xe inh ỏi không ngớt, tiếng nói chuyện râm ran, mùi hương đồ ăn thoang thoảng khắp các con phố tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp cho Hà Nội cổ kính thơ mộng.

Ảnh:@hanoi24.7

Ảnh: @hanoi24.7

Ảnh: Hồ Thiên Nga

Ảnh: Hồ Thiên Nga

Đến với “Hà Nội 36 phố phường“, du khách dù khó tính đến đâu cũng vẫn bị hấp dẫn bởi những giá trị văn hóa chứa đựng bên trong 100 công trình kiến trúc lâu đời có mặt tại đây như đình, đền, chùa, hội quán với những mái nhà cong cong mền mại. Điển hình nhất chính là ngôi đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, được coi là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa.

Ảnh: anninhthudo

Đền Bạch Mã. Ảnh: anninhthudo

Ẩm thực

Ẩm thực 36 phố phường Hà Nội cũng là một nét văn hóa vô cùng thú vị. Giá cả cũng rất phải chăng. Để được món ngon “chuẩn” nhất, bạn cần phải đến đúng quán gốc, lâu đời.

Hà Nội hiện lên không chỉ mang vẻ đẹp của một phố cổ mà còn có cả ẩm thực khiến thực khách phải nao nức. Hà Nội từng hiện lên với những gánh hàng rong len lỏi qua từng con hẻm nhỏ cùng những món bánh dân dã nhưng lại vô cùng thơm ngon mang cả một tuổi thơ ùa về.

Ảnh:@vintagedanmtl

Ảnh: @vintagedanmtl

Ẩm thực phố cổ gắn liền với những món ăn truyền thống như bún chả, phở, bún cá, bún đậu mắm tôm, bún ốc, bún thang,… của quán nhỏ ven đường, hay trong những căn nhà cổ đã có đến hàng chục năm tuổi.

Bún đậu mắm tôm 31 Hàng Khay, Hà Nội. Ảnh minh họa.

Bún đậu mắm tôm 31 Hàng Khay, Hà Nội. Ảnh minh họa.

Bún Ốc Cô Béo - số 2 Hòe Nhai, Hàng Than, Hà Nội

Bún Ốc Cô Béo – số 2 Hòe Nhai, Hàng Than, Hà Nội

Theo: ivivu.com